Tình trạng thiếu thanh khoản trong DeFi

Hệ sinh thái DeFi khởi đầu trên nền tảng blockchain Ethereum, và mặc dù tiêu tốn cho phí gas cực lớn để thực hiện các giao dịch nhưng hầu hết tính thanh khoản và các dự án vẫn được xây dựng trên hệ sinh thái của Ethereum khi khởi đầu. Một giải pháp kỹ thuật mang tính quyết định đã kích thích dòng vốn đổ vào DeFi chính là sự xuất hiện của các AMM DEX (automated market-making decentralized exchanges), chúng là các sàn giao dịch phi tập trung với chức năng tự động tạo lập thị trường thanh khoản cho các token nhờ vào mô hình các liquidity pool (LP). Khái niệm cơ bản mang tính sáng tạo nhất của các AMM DEX là LP token – về cơ bản được hiểu là một loại tài sản/token đại diện cho phần sở hữu của nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) trong một liquidity pool trên các AMM DEX.

Cấu trúc của LP token

Cách thức hoạt động nội tại của các pool thanh khoản trên AMM DEX diễn ra như sau. Một pool, ở đây được hiểu là một kho lưu trữ các token cho phép các giao dịch hoán đổi diễn ra tức thì, được hình thành từ một số token, hay gặp nhất là 1 cặp gồm hai loại token khác nhau, và thường có khối lượng (volume) giá trị tương đương nhau. Khi thiết lập tính thanh khoản cho một cặp token trên bất kỳ AMM DEX nào, các pool sẽ có token cơ sở (base token) và token được định giá (quote token). Ví dụ: đối với cặp token USDT / BNB trên PancakeSwap, USDT là token cơ sở, trong khi BNB là token được định giá, trong giao dịch, giá (price) được hiểu là số lượng quote token cần thiết để đổi lấy một base token. Trong một blockchain nơi pool thanh khoản đó đang hoạt động, token gốc của nền tảng (ETH, BNB, WAVES, HT, FTM) hoặc stable coin có tính thanh khoản cao (USDC, DAI, USDT, BUSD, HUSD) thường hoạt động như base token. Quote token thường là các token của một số dự án được phát hành trên các blockchain hoặc là các wrapped token được đưa vào các hệ sinh thái blockchain khác không phải là nền tảng gốc của chúng nhờ vào một cross-chain bridge.

Ví dụ 1: GTON token có chuỗi gốc là Fantom, nhờ sử dụng cross-chain bridge multichain.xyz giúp chuyển đổi từ token GTON (Fantom) thành wrapped token GTON (BSC) mà người dùng có thể tạo ra pool thanh khoản chứa cặp giao dịch – GTON (BSC)/ BNB (token gốc của chain BSC) – trên PancakeSwap AMM DEX.

Thông thường, giá trị quy đổi sang USD của base token và quote token trong một pool thanh khoản là bằng nhau. Nếu không, sự mất cân bằng này nhanh chóng được điều chỉnh bởi các bot giao dịch sẽ tận dụng các cơ hội như như vậy để tham gia đầu cơ chênh lệch giá (arbitrage trading) – một hình thức liên tục thực hiện lệnh mua token ở nơi có giá thấp hơn và bán ngay lập tức ở nơi có giá cao hơn , điều này khiến giá cả trên các AMM Dex của một token sẽ luôn giữ được ở một mức giá tương đương nhau theo thời gian thực.

Tổng cộng, có 4 thành phần chính được liên kết với mỗi LP token gồm nền tảng blockchain, dịch vụ AMM DEX, base token và quote token. Bản thân số lượng token đại diện cho phần sở hữu của người nắm giữ pool thanh khoản (LP holder) trong một AMM pool.

Cross-chain bridges

Các token DeFi thường được triển khai trên một mạng blockchain duy nhất, nó là mạng lưới gốc (native network) cung cấp nền tảng công nghệ cho các dịch vụ DeFi của một dự án và cũng là nơi token của dự án được phát hành. Tuy nhiên, sự cô lập của một token khỏi các hệ sinh thái và cộng đồng blockchain khác có thể cản trở tiềm năng tăng trưởng tính thanh khoản của nó. Động lực mở rộng phạm vi tiếp xúc và gia tăng cơ hội tiếp cận các dự án DeFi cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư thuộc các hệ sinh thái khác nhau đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp DeFi liên chuỗi (inter-chain DeFi industry), khởi đầu từ năm 2020 và vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Một trong những kết quả từ sự phát triển của DeFi liên chuỗi là sự gia tăng mạnh mẽ của các cổng kết nối (gateways) hoặc cầu nối (bridges). Tính đến hiện tại, vô số dự án blockchain lớn đã phát hành các giải pháp cổng kết nối của riêng họ, hai ví dụ nổi bật là cầu nối Bridges từ Binance Smart Chain và cầu nối Wormhole từ Solana. Ngoài ra, một số dự án chuyên về hoán đổi chuỗi chéo (cross-chain swaps) đã trở nên phổ biến gần đây như: multichain.xyz, Ren, Gravity Susy, SuSy One và Debridge .v.v.

Các giải pháp cầu nối khác nhau có những ưu điểm, nhược điểm riêng và khác nhau về mức độ phi tập trung, hỗ trợ cộng đồng, sử dụng vốn, thời gian hoán đổi, hệ sinh thái, phí giao dịch và các loại token được hỗ trợ.

Hiện tại, bất kỳ token nào được phát hành thông qua một cầu nối liên chuỗi (inter-chain bridge) đều được gọi chung là wrapped token. Hãy để Graviton team đi sâu hơn về lý do tại sao chỉ phát hành một wrapped token là không đủ để làm cho nó có thể sử dụng được trong hệ sinh thái blockchain đích.

Tính thanh khoản của Wrapped Token

Tại thời điểm một wrapped token được phát hành thông qua một cross-chain bridge/inter-chain bridge, tự nó không mang bất kỳ giá trị nào trong chuỗi mục tiêu/chuỗi đích (target chain/destination chain), vì ngoại trừ tổ chức phát hành thì không ai có bất kỳ phương tiện nào để mua và giao dịch nó. Để wrapped token trở nên hữu ích về mặt chức năng, trước tiên nó cần được list trên một dịch vụ DeFi đang hoạt động trong chuỗi mục tiêu, chẳng hạn như sàn giao dịch AMM DEX, các giao thức leding, farming .v.v.

Lộ trình tiêu chuẩn mà dự án có thể thực hiện để tích hợp wrapped token của mình vào bất kỳ dịch vụ AMM DEX trên bất cứ nền tảng blockchain nào là tạo các pool thanh khoản cho wrapped token đang được sử dụng trên chuỗi mục tiêu cặp với các: native token của nền tảng đó (ETH, BNB, WAVES, HT, FTM) hoặc một loại stable coin (USDC, DAI, USDT, BUSD, HUSD).

Ngay sau khi một pool thanh khoản như vậy được tạo, nó lập tức bổ sung các tiện ích sau cho wrapped token: tạo tính thanh khoản ngay lập tức cho wrapped token trong chuỗi mục tiêu, tạo các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage opportunities) hiện có đối với loại token đó giữa những AMM DEX trên các chuỗi blockchain khác nhau, vì trong chuỗi gốc, token có thể đắt hoặc rẻ hơn so sới wrapped token của nó trong chuỗi mục tiêu ở nhiều thời điểm, điều này khuyến khích các nhà giao dịch thu lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch và hoán đổi xuyên chuỗi (cross-chain swaps).

Mặc dù vậy, vẫn luôn tồn tại một vấn đề về con gà và quả trứng là: tính thanh khoản thấp của một wrapped token trong chuỗi mục tiêu tạo ra độ trượt giá cao (high slippage) khi mua hoặc bán nó và việc này dẫn đến sự thiếu hụt khối lượng giao dịch (trading volumes), điều này cũng làm cho nó kém hấp dẫn hơn đối với các nhà giao dịch. Sự kém hiệu quả này thường được giải quyết theo thời gian một cách chậm chạp, vì trước tiên cần phải xuất hiện một lượng lớn những người chấp nhận sớm và các người dùng khác có liên kết giao dịch với họ (early adopters and affiliates), mà thông qua hiệu ứng mạng lưới (network effect) như vậy thì điều này mới dẫn đến kết quả tất yếu là sự gia tăng về tính thanh khoản và khối lượng giao dịch.

Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng thanh khoản này, cần có thêm các biện pháp thúc đẩy người dùng tham gia mạnh mẽ, chẳng hạn như khuyến khích dưới hình thức trả phần thưởng cho các chương trình cung cấp và canh tác thanh khoản (LP farming). Điều này được giải quyết một phần bởi những dự án như CAKE và CRV. Nhưng trong trường hợp của các wrapped token bất kỳ, phần thưởng canh tác thanh khoản (LP farming) thường không được cung cấp sẵn bởi các AMM DEX trên chuỗi đích và không thể farm được ngay từ thời điểm ban đầu, và vì chúng cần phải trải qua quá trình thực hiện các bước phê duyệt và xác minh bổ sung bởi dịch vụ của các AMM DEX, để được chấp thuận cung cấp phần thưởng phân bổ cho các chương trình canh tác thanh khoản đối với các wrapped token. Tuy nhiên, nếu những người dùng tham gia Defi nói chung được tiếp cận chủ động các phần thưởng (rewards) thích hợp dành cho việc tạo và staking các pool thanh khoản cho những wrapped token (WT LP) ở các AMM Dex khác nhau trên nhiều chuỗi blockchain đích tùy ý, thì điều này chắc chắn dẫn đến sự gia tăng về khối lượng và phạm vi tiếp xúc của các wrapped token trong các hệ sinh thái mới. Đây là mục tiêu chính của Graviton Protocol – hợp nhất các hệ sinh thái, các AMM DEX và các dự án DeFi xung quanh một sứ mệnh chung là gia tăng tính thanh khoản và nhờ đó gia tăng tính ứng dụng chung của các wrapped token.

Tính thanh khoản của token trên CEX

Graviton team cũng gặp nhiều token không có tính thanh khoản trong DeFi (trên các AMM DEX), nhưng lại có tính thanh khoản trên CEX (sàn giao dịch tập trung), đây thường là các dự án ICO / IEO cũ trước trước đây hoặc các đồng coin sàn của CEX như GATE, KCS, ASD .v.v.. Những loại token này được Graviton team gọi chung là LOLT (Lack of On-chain Liquidity Tokens),

Explore | Follow | Discuss | Contribute

Tác Giả: Aleksei Pupyshev – Founder of Graviton

Người dịch: Minh Dang

Đánh giá bài viết này.

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...