Quản trị Graviton: lộ trình đưa ra quyết định dựa vào cộng đồng

Graviton là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) với GTON là token quản trị chính. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cấu trúc kép của khung quản trị sẽ đóng vai trò là cơ sở quản lý và phát triển dự án.

Hai loại số dư GTON: số dư ứng dụng và số dư trên ví
Để đơn giản hóa, chúng tôi tách số dư token thành hai loại:

  1. Số dư trên ví (wallet balance): đây là số lượng token GTON khả dụng trên tài khoản/ví tiền điện tử của người dùng. GTON này có thể được chuyển trực tiếp giữa các tài khoản và được sử dụng trên các sàn giao dịch hoặc các dịch vụ DeFi bên ngoài khác.
  2. Số dư ứng dụng (application balance):.Đây là GTON bị khóa trong giao thức Graviton và các hợp đồng thông minh của nó. Để rút token từ số dư ứng dụng sang số dư trên ví, người dùng có thể tiến hành tùy chọn withdraw. GTON có thể được rút ra tất cả các mạng lưới blockchain được tích hợp với Graviton. Để thêm GTON vào hệ thống, bạn có thể thực hiện lệnh deposit vào một trong các hệ thống con của Graviton. Số dư ứng dụng cũng bao gồm các phần phân bổ GTON cho EB (early backers), SPI (strategic partners and investors), cũng như tất cả các token được phân bổ như một phần thưởng cho khai thác LP hoặc staking quản trị (điều này cần thiết để bỏ phiếu). Số dư này có thể hoàn toàn có sẵn để rút hoặc bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định (phân bổ EB / SPI theo giai đoạn). Để thiết lập một quy trình quản trị công bằng hơn, phần token GTON phân bổ của team sẽ không có quyền tham gia biểu quyết trừ khi khả năng này được đề xuất và phê duyệt riêng như một bản cập nhật của giao thức.

Số dư ứng dụng (application balance) của bạn đại diện cho số phiếu bầu mà bạn sở hữu khi tham gia bỏ phiếu quản trị để chấp thuận hoặc từ chối các đề xuất từ những người nắm giữ token khác.

Quản trị giao thức & Quản trị vận hành
Chúng tôi đề xuất phân biệt giữa hai loại quản lý dự án có thể xảy ra thông qua việc bỏ phiếu của chủ sở hữu token GTON:

  1. Quản trị Giao thức (protocol governance). Các đề xuất này liên quan đến việc quản lý ngân quỹ (treasury), cập nhật logic hoạt động nội tại của giao thức hoặc tích hợp chức năng mới. Quy trình để xem xét các đề xuất như vậy bắt đầu với một sáng kiến từ cộng đồng hoặc team. Theo sau đó là một đặc tả kỹ thuật/mô tả của đề xuất sẽ được hoàn thiện và trình bày cho các chủ sở hữu token (token holders), với việc chấp thuận và việc triển khai các cập nhật thay đổi cuối cùng sẽ được thực hiện thông qua bỏ phiếu đa chữ ký (multisig).
  2. Quản trị vận hành (operational governance). Các đề xuất này được trình bày dưới dạng các biểu mẫu (template) có thể được khởi tạo và bỏ phiếu trực tiếp bởi bất kỳ chủ sở hữu token GTON nào. Kết quả của việc bỏ phiếu như vậy sẽ tự động được đưa vào hệ thống mà không cần phải có sự chấp thuận đa chữ ký (multisig approval). Loại bỏ phiếu này chỉ áp dụng cho việc gửi các dự án để tham gia vào chương trình Catalyst, tích hợp các mạng lưới blockchain mới hoặc các sàn giao dịch phi tập trung / các cầu nối cross-chain phi tập trung.

Cách tiếp cận quản trị này khá linh hoạt trong thực tế và nó giúp giao thức có khả năng chống lại các cuộc tấn công quản trị, trong khi đó vẫn đủ linh hoạt trong việc tinh chỉnh APY và kích hoạt/tái kích hoạt các chương trình LP farming (canh tác thanh khoản) cho các dự án khác nhau.

Lấy ví dụ về việc bỏ phiếu cho một tham số hệ thống, tổng phân bổ cho tất cả các chương trình Catalyst (một chương trình khuyến khích thanh khoản cho các wrapped token của giao thức Gravtion) có thể là 100,000 GTON mỗi tuần. Việc điều chỉnh tổng phân bổ có thể diễn ra thông qua Quản trị giao thức. Nếu cộng đồng quyết định áp dụng gói kích thích để tăng cung cấp thanh khoản (LP) cho một pool cụ thể hoặc kích hoạt lại một pool (ví dụ: LP-Pancake-FTM-BNB), thì phần phân bổ cho pool đó tham gia vào vào chương trình Catalyst sẽ được xác định thông qua việc staking GTON vào quản trị và bỏ phiếu cho dự án

Explore | Follow | Discuss | Contribute

Tác Giả: Aleksei Pupyshev – Founder of Graviton

Người dịch: Minh Dang

Đánh giá bài viết này.

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...