Hậu Khủng Hoảng 1929

Sau seri Đại Khủng Hoảng 1929, xin mời các bác tiếp tục theo dõi cuộc sống hậu khủng hoảng từ 1931-1935 qua phần tóm tắt và lược dịch tác phẩm “The Great Depression: A Diary” của tác giả Benjamin Roth – dưới góc nhìn qua lời văn tự thuật dạng nhật ký của ông.

Với góc độ một người trải qua cuộc đại khủng hoảng và rút ra được nhiều bài học quý giá qua những lời khuyên rất chân thực, thành tâm và đáng quý cho mỗi người trong chúng ta trên con đường đầu tư và kinh doanh:

“Ngay lập tức sau cú đổ sụp năm 1929, rất nhiều kẻ đầu cơ đã tranh nhau lao vào mua các món hời (theo định nghĩa của họ) nhưng đã sai lầm nghiêm trọng bởi vì thị trường tiếp tục giảm mạnh hơn ngày này qua ngày khác bất chấp những người đúng đầu thị trường tiếp tục trấn an rằng mọi thứ vẫn ổn và điều xấu nhất đã trôi qua. Ngay lúc này, các cơ quan báo chí liên tục thúc giục mọi người mua vào những món hời, tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng đáy vẫn chưa xuất hiện…

30/7/1931, gần 2 năm sau cú sụp đổ, nhiều bài báo, tạp chí khuyên mọi người nên mua vào các cổ phiếu giá hời vì­ rất nhiều tài sản khổng lồ đã được tạo dựng bằng cách này. Nhưng vấn đề ở đây là chẳng ai còn tiền để mua nữa. Với tình hình hàng loạt doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và tình trạng tháo chạy khỏi ngân hàng ngoài kia, chỉ còn rất ít người còn tiền-mà những người này hiện tại mắc phải căn bệnh sợ hãi việc chi tiền. Từ giai đoạn đỉnh điểm của sự lạc quan cuối 1929, ngay người ta quay ngoắt 180 độ sang sự bi quan đến cực độ. Trường hợp cá nhân tôi , tôi gặp vấn đề lớn về việc thu nhập giảm sút, thu không đủ chi và gần như không còn tiền dư cho việc đầu tư.

05/8/1931, thị trấn Youngstown, Ohio nơi tôi sinh sống bị chấn động bởi hàng loạt tin tức các ngân hàng điạ phương như Home Savings & Loan, Federal S&L, Metropolitan S&L ngừng chi trả lãi suất tiết kiệm 5.5% và cần 60 ngày để hoàn trả việc rút tiền gửi. Với cuộc đại khủng hoảng đang diễn ra, nhiều người không còn khả năng chi trả các khoản vay mua nhà thế chấp (mortgages) và các ngân hàng củng không còn dòng tiền chi trả cho người gửi tiết kiệm. Các khoản vay thế chấp từng là kênh đầu tư an toàn cho các ngân hàng, song bây giờ lại biến thành lá bùa đòi mạng họ do tính thanh khoản đã quá thấp. Bản thân tôi chỉ sợ các ngân hàng bị rút vốn quá nhanh và mạnh sẽ phải tự cứu mình bằng cách tăng cường siết nợ (Foreclosures) và nó sẽ trở thành cảnh tôi thấy mỗi ngày.

07/8/1931: Công việc hành nghề luật sư của tôi gần như đóng bang và mọi cửa hàng từ lớn đến nhỏ gần như bị bỏ hoang ngay cả khi đang khuyến mãi dưới dạng gần như cho không hàng hóa. Các hang như Home Savings dừng trả tiền lãi gửi, mọi người chẳng còn tiền, sợ hãi và u ám đến mức không dám chi tiêu bất cứ thứ gì.

20/8/2931: Buổi sáng hôm nay một khách hàng 65 tuổi đến gặp tôi và trò chuyện về tình hình tài chính của ông ấy. Ông đã ở trong ngành sản xuất rượu cho đến năm 1921 khi Sắc lệnh cấm rượu đã buộc ông dừng hoạt động, lúc đó ông tích lũy được 200.000$ tiền mặt. Bây giờ thì ông hoàn toàn phá sản và chỉ còn sở hữu những mảnh đất vô giá trị. Nguyên nhân là do ông trở thành mồi ngon của đám môi giới bất lương chuyên bán cổ phiếu penny kém chất lượng, thử sức kinh doanh ở những mảng không hiểu biết và thậm chí còn đầu cơ bất động sàn hòng kiếm lời nhanh. Tôi đã từng trao đổi với 7 đến 8 người là khách hàng của tôi với tình cảnh tương tự như vậy. Không một ai giữ được tiền của họ cả, họ là chủ những cửa hàng nhỏ tất tốt nhưng lại không học cách giữ tiền và bắt tiền hoạt động hiệu quả. Họ chẳng biết cách đánh giá một khoản đầu tư an toàn là thế nào và chẳng hề biết thỏa mãn với sức sinh lợi an toàn và đều đặn từ 4%-5% mỗi năm (điều kiện và mức sống thập niên 1929 thì lợi nhuận 4-5%/năm tương đương lãi ngân hàng 8% tính theo thời giá hiện tại). Tôi hỏi ông rằng nếu được làm lại từ đầu ông sẽ hành động thế nào. Với đôi mắt ứa lệ, ông nói rằng lẽ ra ông phải bảo vệ vốn liếng bằng mọi giá, lẽ ra ông phải đầu tư an toàn và thỏa mãn với mức sinh lời tương đối có thể chấp nhận được vì chỉ với 8000$ tiền lãi mỗi năm ở đây, ông có thể sống vô cùng sung túc cùng gia đình, hoàn toàn tự do tài chính khỏi nỗi lo lắng vụn vặt. Ấy vậy mà ông đã đem hết của cải tích cóp bao năm chạy theo đám đông đầu cơ ngoài kia như kẻ mất trí và để bây giờ ông mất tất cả.

02/9/1931, sau khi nghiên cứu lịch sử những đợt hoảng loạn trước đó trong quá khứ, tôi gần như có thể kết luận được rằng chu kỳ kinh doanh hiếm khi nào đi đường thẳng, nó sẽ có xu hướng hình thành bong bóng rồi sau đó đột ngột không báo trước khủng hoảng nghiêm trọng. Song những nhà đầu tư thông minh sẽ biết bỏ qua những biến đỗng nhiễu loạn ngày qua ngày và đưa ra quyết định dựa trên xu hướng dài hạn tất yếu. Việc này không hề dễ dàng nhưng những nhà đầu tư khôn ngoan sẽ đặt ra kỷ luật là mua khi giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực và chỉ bán ra khi nó vượt lên giá trị thực tế một cách thái quá. Một trong số những nhà đầu tư nổi tiếng theo phương pháp trên bao gồm nhà Morgans, Mellon, Bakers. Bí quyết thành công của họ nằm ở chỗ họ luôn luôn có sẵn nguồn tiền mặt và lòng dũng cảm để mua vào khi mọi thứ tối đen như mực.

10/10/1931, hết lần này đến lần khác, tôi buộc phải có kết luận rằng trong những giai đoạn kinh tế thịnh vượng, một người kinh doanh phải biết cẩn trọng và bảo vệ vốn liếng của mình. Anh ta không được mở rộng việc kinh doanh quá mức khi thịnh vượng và chìm trong nợ vay với niềm tin rằng sự thịnh vượng sẽ kèo dài mãi mải để giúp anh ta tồn tại. Ngược lại trong những lúc kinh tế suy thoái, khủng hoảng gần đến hồi kết(kỹ năng timing khéo léo), anh ta cần sẵn sàng đầu tư tiền của mở rộng kinh doanh, thậm chí không tiếc vay nợ để thành lập công ty mới với sự tự tin là anh ta sẽ đón nhận 5-10 năm thịnh vượng tiếp theo. Ấy vậy mà hầu hết đầu thất bại và thua lỗ trong kinh doanh hay đầu tư đều là do đi ngược với chiến lược khôn ngoan đó. Ở đỉnh cao của sự giàu có, người ta thi nhau lao vào lửa như con thiêu thân để mua từ cổ phiếu, bất động sản hay mở công ty với giả cả bị thổi phồng và giả định rằng số nợ vay khổng lồ đang đè lên đầu mình có thể được bảo vệ bởi một nền kinh tế thịnh vượng để rồi sau đó nền kinh tế thịnh vượng đột nhiên bị chấm dứt bởi nguyên nhân nào đấy và những thương vụ được tài trợ bởi nợ vay trên sẽ đi vào hồi kết như bạn đã biết.

11/12/1931, một người trẻ tuổi cẩn trọng, có gia đình chia sẻ với tôi rằng anh đã trả hết nợ vay thế chấp cho căn nhà mình suốt 10 năm qua và vài tuần trước anh đã lấy căn nhà vay một khoản thế chấp mới để lấy 5000$ đầu tư vào cổ phiếu lúc đang rẻ mạt như thế này với tầm nhìn dài hạn. Tôi nghĩ rằng trong vòng 3 đến 5 năm tới, anh chàng này sẽ có lợi nhuận rất khá vì ai cũng biết rằng bây giờ giá cả rất hấp dẫn nhưng chẳng ai có tiền mà mua.

02/01/1932, tờ New York Times ngày hôm qua có một ấn bản đặc biệt về dự đoán năm kinh doanh 1932 của các ông lớn công nghiệp trên thị trường. Thật là bi hài khi những người được phỏng vấn đều từ chối trả lời cụ thể khi chính họ năm ngoái còn dám đưa ra cả ngày cụ thể cho sự hồi phục. Sự sụt giảm bây giờ được nhìn nhận như thể không bao giờ có hồi kết vậy.

11/01/1932, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc thẳng đứng xuống và dường như chưa có điểm dừng. Nếu so sánh lại với giá năm 1929 thì sự chênh lệch ngày hôm nay quả là không thể tin nổi: US Steel từ 250 về 35, Republic Steel từ 140 về 4, Treasury Bond còn 83% giá gốc, trái phiếu các công ty đường sắt còn 75% giá gốc…Điều bi kịch là nhiều người chưa bao giờ có ý định đầu cơ, họ chỉ muốn đầu tư vào an toàn vào các ngân hàng và công ty đường sắt lớn nhưng cũng chịu chung số phận với đám đầu cơ. Thậm chí những người đầu tư dám bắt đáy vào năm 1930 ngay khi cú sụp đổ xảy ra với mức giá mà họ cho là giá hời thì bây giờ tiếp tục nhìn món hời của họ bốc hơi từ 25% đến 50% từ mức giá họ mua vào (chúng ta không nên cố gắng timing và sử dụng vay nợ margin để bắt đáy, all in và rơi vào tình cảnh này, thay vào đó hãy kiên nhẫn và từ tốn mua vào bằng dòng tiền đều đặn).

28/3/2932, quý đầu tiên của năm 1932 gần kết thúc với các ngành công nghiệp trì trệ và chưa có dấu hiệu tốt hơn, tỷ lệ that nghiệp tăng vọt với xấp xỷ 20%-25% dân số Hoa kỳ lúc này-rất nhiều nỗ lực của Chính phủ nhằm cứu vớt tình thế nhưng đều thất bại và trong lúc đó Quốc hội đề xuất tăng thu thuế nhằm cân bằng ngân sách và dẫn đến biểu tình, phản đối xảy ra trên diện rộng. Bây giờ tôi mới nhìn ra được rằng người duy nhất có thể tránh được cuộc khủng hoảng này là những người đi ngược, bán ra tất cả ngay khi thị trường đang lên và những người đầu tư tất cả vào trái phiếu chính phủ dù anh ta có lỗ -10% đi nữa do trái phiếu giảm thì anh vẩn ít ra anh ta còn có tiền để tái đầu tư. Bây giờ các trái phiếu đường sắt và trái phiếu công cộng địa phương chất lượng cao khác đang được chiết khấu lên đến 50%-60%.

06/4/1932, trên phố, chủ đề chung mà mọi người bàn tán là những điều tệ hại nhất vẫn chưa đến, tin đồn rộ lên khắp nơi là Youngstown Steel Sheet & Tube sẽ phá sản và đang xây hàng rào chung quanh để thanh lý tài sản, bệnh tâm thần và các ca tự tử ở những chủ doanh nghiệp đang tăng cao hơn bao giờ hết.

17/6/1932, trong giai đoạn này, việc hành nghề luật của tôi có thể nói là vô cùng gây tranh cãi và thậm chí còn không mang về lợi nhuận. hầu hết công việc của chúng tôi hiện tại là những việc hủy diệt người khác như bán tháo tài sản siết nợ, thũ tục phá sản hay tranh chấp tài sản. Tài sản cá nhân bị lôi ra xử lý một cách đầy khó chịu vì chúng không thể bán được một cách nhanh chóng như ngày xưa. Gần như không có trường hợp nào được xử lý hòa giải và ngay cả thẩm phán cũng bị ảnh hưởng. Về mặt chi phí làm luật nó đã giảm đến mức không còn ai nhận ra nổi nữa và nhiều trường hợp chúng tôi đành phải làm miễn phí không công cho họ.

12/7/1932, một trong những bi kịch trong thời kỳ đại khủng hoảng này là việc các bạn sinh viên trẻ vừa tốt nghiệp không thể nào có được công việc. Nhiều người trong số họ vẫn đang tìm kiếm việc làm sau 2 năm ra trường, thậm chí một số còn phải đánh xe ngựa, làm thu ngân để trang trải tạm thời. Họ bắt đầu trở nên cay nghiệt về cuộc đời này…Đối với riêng tôi, cuộc khủng hoảng này như một khóa học hậu tốt nhiệp về kinh tế, tài chính công và đầu tư. Nó đã giúp tôi có nhiều thời gian và động lực để đọc về mọi thứ từ kinh doanh, đầu tư cho đến các cuộc bầu cử. Nếu không muốn nhắc đến những đau khổ và chịu đựng mà nó mang tới, có lẽ tôi nói rằng đây là động lực rất tốt thúc đẩy cho người Mỹ. Cùng với những thói quen tốt khác, lượt người ra vào thư viện đọc sách đã tăng gấp 3 lần so với thập niên trước và rất nhiều người trưởng thành đã trở về với những thú vui thư giãn trong nhà, đọc sách và sống đơn giản hơn.

08/8/1932, ba mươi hai ngày qua, thị trường chứng khoán đã có một trong những đợt tăng tốt nhất từ 1929. Ngay cả New York Times cũng phải để tình trạng này lên trang nhất. Chẳng có lý do nào cho việc tăng đột biến này ngoài trừ niềm lạc quan mọi thứ sẽ trở về bình thường vào mùa thu năm nay. Rất nhiều cổ phiếu đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba (lúc này ngài Benjamin Roth vẫn chưa biết rằng đây chính là đáy dài hạn của Dow Jone ở mốc 41 điểm-sau khi đã giảm đến 90% từ đỉnh cũ năm 1929 dù nên kinh tế chưa hồi phục). Làn sóng mua đất nông trại ở Youngstown cũng đang diễn ra, nhiều lô đất ruộng được mua lại với giá rẻ mạt 15$ cho 4000m2 đất canh tác trồng trọt.

30/8/1932, trong suốt 3 năm qua của Đại khủng hoảng, hầu hết các cửa hiệu nhỏ lẻ đã buộc phải đóng cửa, giờ đây xu hướng đó lan sang cả các chuỗi bán lẻ khác. Hôm qua, United Cigar Corp với 800 cửa hàng nộp đơn phá sản, nhiều chuỗi bán lẻ dược phẩm, quần áo trang sức phụ nữ cũng vừa nộp đơn phá sản thời gian qua, hầu hết nguyên nhân của họ đều đến từ việc ký hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn và không đủ doanh thu duy trì, có cả 1 trường hợp ký hợp đồng thuê đến 99 năm. (Nghe giống Việt Nam đợt covid vừa qua).

01/9/1932, ở đây lại có một câu chuyện thực thời khủng hoảng mà tôi muốn kể lại nữa. Một người đàn ông giàu có ở Detroit có tài sản 5 triệu $ vào năm 1929 (tương đương 75 triệu $ theo thời giá hiện tại), ông này sở hữu một danh mục 8000 cổ phiếu của Detroit Bank ở giá 300$/cổ phiếu, một số bất động sản và nhiều cổ phiếu khác. Đến bây giờ, cổ phiếu ngân hàng đó còn 3$/cổ phiếu, các bất động sản thì không có ai thuê và các cổ phiếu khác cũng tuột dốc thê thảm, thậm chí còn không chi trả cổ tức. Lại một lần nữa, bài học cần được rút ra ở đây là cổ phiếu ngân hàng và bất động sản là loại cổ phiếu đầu cơ và mang tính rũi ro cực kỳ cao chứ không phải là cổ phiếu đầu tư như nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. giải pháp duy nhất cho anh ta có lẽ là ít nhất 50% tài sản của anh ta nên nằm ở danh mục trái phiếu chính phủ an toàn, trả lãi đều đặn ngay cả lúc thị trường hung phấn nhất và anh ta có thể bán ra trái phiếu lấy tiền mặt để mua tài sản khác lúc thị trường bi quan nhất.

Qúy 4/1932,có vẻ khó tin nhưng tình hình kinh doanh vẫn cứ tiếp tục xấu đi, tháng 10/1932 là tháng thấp điểm nhất trong lịch sử hành nghề luật của tôi, vậy mà tháng 11 còn tiếp tục phá vỡ lịch sử đó, cả tháng tôi chỉ kiếm được đúng 19$ tiền phí, dù rằng số tiền đó đã được xem là có số má nhất trong ngành của tôi lúc bấy giờ. Đến giáng sinh, nhiều doanh nhân cố gắng chiến đấu để bán hàng nhưng thống kê cho thấy vẫn chưa có sự phục hồi nào diễn ra. 3 vạn người ở Youngstown đang sống nhờ cơm từ thiện, các nhà máy thép chỉ hoạt động ở 13% công suất. Nạn ăn xin, trộm cắp, giết người xảy ra như cơm bữa, việc vỡ nợ và tài sản bị siết nợ nhiều đến mức nó không còn là việc gì đáng để mà được xem là nhục nhã nữa. Dow Jones vẫn hơn vùng đáy một chút ở 49 điểm.1

933-1935, vị tổng thống lừng danh của Hoa Kỷ, người được tin tưởng giữ chức tổng thống đến 4 nhiệm kỳ-ngài Frankin D.Roosevelt của Đảng Dân Chủ thay tổng thống Hoover của Đảng Cộng Hòa lên cầm quyền sau rất nhiều chính sách thất bại của Hoover. Chính phủ của tổng thống Roosevelt đã thực hiện rất nhiều chính sách để vực dậy nên kinh tế một cách thành công.

Tháng 1/1936, tôi khá tò mò xem mọi người quay lại thị trường chứng khoán như thế nào, việc bi hài ở chỗ thay vì xem thị trường là chốn nguy hiểm vì đã bị nó vùi dập năm 1929 thì họ quyết tâm hơn bao giờ hết để gỡ gạc lại những gì đã mất. Một khách hàng của tôi và anh trai của ông ta mua 1000 cổ phiếu Waner Bros ở giá 3.5$/cổ phiếu. Anh trai của ông ta bán hết phần của mình là 500 cổ phiếu ở giá 11$/cổ phiếu chỉ một năm sau đó và rút ra đóng tiền học phí đại học cho con trai mình. Nhưng khách hàng của tôi là em trai ông ta lại cứng đầu nắm giữ đến giá 18$/cổ phiếu, đến giá này thay vì bán ra thì ông ta tiếp tục vay nợ margin rất lớn để mua thêm và mong rằng nó sẽ quay lại mức đĩnh cao năm 1929. Cuối năm 1937, Warner Bros tăng nhẹ và đột ngột giảm 60% về 7$/cổ phiếu trong đợt bear marker năm 1938 và vị khách này lại trắng tay hoàn toàn sau đó.

VÀI NĂM NỮA SAU ĐỢT KHỦNG HOẢNG BẤT NGỜ VÌ COVID NĂM 2020 CÓ LẼ BÀI HỌC VẪN CHƯA THẤM VÀO NHỮNG NGƯỜI CÓ MÁU CỜ BẠC TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY. NHƯ NGÀI BEN GRAHAM ĐÃ ĐÚC KẾT LẠI “NHỮNG KẺ Ở PHỐ WALL THƯỜNG QUÊN ĐI TẤT CẢ VÀ CHẲNG HỌC ĐƯỢC GÌ”)

Một bản trường ca lịch sữ suốt từ 1924 đến 1935. Một thời kỳ đen tối và ám ảnh đã kết thúc, có lẽ không cần đúc kết gì nhiều vì các bài học, lời khuyên thực tế đã được tác giả để lại cho chúng ta rồi, chỉ xin nhấn mạnh vào 3 ý chính:

  1. Các đợt bong bóng nổ hoàn toàn không phải lỗi ở phố Wall, do Fed hay các nhân vật nào thao túng, mà nó nằm ở chính lòng tham làm giàu nhau, thói quen vay nợ margin đầu cơ ngắn hạn từ hàng triệu cá nhân với niềm lạc quan phi thực tế.
  2. Trong đầu tư kinh doanh, ta cần phải có 1 chiến lược đi ngược – contrarian view, nên cẩn trọng, tích trữ lúc thịnh vượng và dung cảm tung ra lúc khó khăn
  3. Dù biết giai đoạn hiện tại có khó khăn, tăm tối, bi quan thế nào đi nửa thì lịch sử luôn chứng minh điều ngược lại: chỉ cần con người có ý chí kiên cường, không bỏ cuộc, luôn nỗ lực vươn lên thì khi đó cả nền kinh tế và thị trường tài chính lại tiến thêm nhiều bước mới mà chúng ta không ngờ tới

 

5/5 - (1 bình chọn)

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...