GTON Dưới Dạng Cross-Chain Relay Token – Phần 1

Trong bài này, chúng tôi giải thích việc sử dụng GTON như một token chuyển tiếp (relay token) cho các cặp giao dịch giữa các wrapped token với các token có tính thanh khoản trên những chuỗi blockchain đích đến khác nhau chẳng hạn như BNB trên BSC, MATIC trên Polygon chain .v.v. Cho phép một hệ thống các pools thanh khoản được kết nối với nhau giúp việc hoán đổi token được nhanh chóng và có độ trượt giá thấp.

* Wrapped token (token được bao bọc) là token được tạo ra ở một chuỗi blockchain gốc nào đó nhưng nhờ vào kỹ thuật cross-chain có thể giao dịch/hoạt động/trao đổi trên một chuỗi blockchain khác không phải là chuỗi gốc của nó. Ví dụ như ETH trên chain BSC thì được gọi là 1 wrapped token.

 

Token Chuyển Tiếp (Relay Token)
Sáng kiến “Relay token” bắt nguồn từ dự án Bancor, rõ ràng nó là một ý tưởng đột phá, nhưng vì ý tưởng này đi trước thời đại một chút nên làm nó chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Hiện nay, Graviton team nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với công nghệ cross-chain và các wrapped tokens trong DeFi. Có thể đã đến lúc khơi dậy ý tưởng này dưới dạng một cross-chain relay token (token chuyển tiếp chéo chuỗi).

(Anton Bukov @ k06a – trình bày về đinh hướng 1inch)

Về cốt lõi, $GTON đang được phát triển như một token chuyển tiếp (relay token) có vai trò tương tự như $BNT trong Bancor, nhưng tại sao $GTON lại đi theo một ý tưởng cũ và không mấy thành công trong quá khứ của $BNT?

  1. Thứ nhất, sự phát triển của kỷ nguyên DeFi ở thời điểm hiện tại, với vô số các chuỗi blockchain mới cạnh tranh nhau, việc áp dụng rộng rãi các công nghệ cross-chain là điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của ngành. Trong khi đó, nhu cầu về các wrapped token đang tăng lên, dẫn đến nhu cầu về tính thanh khoản của chúng.
  2. Thứ hai là sự xuất hiện của mô hình khai thác thanh khoản (LP mining) và canh tác thanh khoản (LP farming) đã trở nên nổi tiếng đối với những người dùng DeFi. Hiện nay chúng là chiến lược tối ưu để khuyến khích người dùng thực hiện các hành động quan trọng đóng góp giá trị cho hệ sinh thái DeFi nói chung. Tất cả các blockchain phổ biến hiện nay đều có các AMM dApps với phần thưởng LP làm cơ sở nền tảng.

Do đó, chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng hiện trạng của công nghệ và thị trường đã minh chứng mối quan tâm trở lại với khái niệm “token-in-the-middle” (aka relay token) và cũng bởi vì chúng tôi hiện có tất cả các mảnh ghép cần thiết để làm cho ý tưởng này trở nên hữu ích cho nhiều đối tượng trong khi kích thích được sự phát triển của chính các token nói chung thông qua hiệu ứng mạng lưới thanh khoản do Graviton Protocol cung cấp.

 

Relay Token (RT) Hoạt Động Như Thế Nào?

Hãy xem xét một hệ thống với ba token: X, ETH và RT. Giả sử token X có tính thanh khoản lớn với RT trong cặp X/RT. Nếu token RT cũng có đủ thanh khoản cho ETH trong cặp ETH/RT, người dùng có thể dễ dàng mua/bán X lấy ETH thông qua RT trong hai giao dịch: X -> RT -> ETH.
Điều này có nghĩa là việc tăng tính thanh khoản cho tất cả các cặp thanh khoản giữa RT với các token khác như X/RT, ETH/RT, BNB/RT.v.v. cũng đồng nghĩa với việc tăng tính thanh khoản cho các cặp token khác cần được giao dịch như X/ETH, X/BNB .v.v.

Ví dụ một hệ thống ba token X – ETH- GTON trên Ethereum

Trong một hệ thống như vậy, các Liquidity Pool (LP) tạo ra một hiệu ứng mạng lưới (network effect) khi càng nhiều thanh khoản được thêm vào dưới dạng nhiều pool độc lập như BNB/GTON – ETH/GTON – LINK/GTON – PRQ/GTON – QUICK/GTON – SOL/GTON – DOT/GTON – FTM/GTON .v.v. thì hệ thống tổng thể càng trở nên có tính thanh khoản lớn hơn do các LP này được kết nối với nhau nhờ vào một Relay token – GTON. Gia tăng tính thanh khoản luôn có lợi ích vì nó làm giảm độ trượt giá khi mua/bán và vì relay token GTON luôn đóng một vai trò quan trọng trong các giao dịch hoán đổi như vậy nên giá trị của nó cũng tăng lên.

 

Cross-Chain Relay Token Là Gì?

Pool (WRAY + GTON) & Pool (GTON + BNB)

Thông thường, nếu token chỉ tồn tại trên một blockchain duy nhất thì nó không thể được giao dịch/sử dụng trên các blockchain khác. Để làm được điều này, cần các cầu nối cross-chain (cross-chain bridges) để có thể chuyển token từ một blockchain gốc vào các blockchain đích đến khác. Tuy nhiên, một wrapped token sẽ vô giá trị đối với các nhà giao dịch trừ khi chúng được thêm vào các AMM DEXes và có đủ thanh khoản.
Vì vậy, hai thành phần cần thiết để giải quyết các vấn đề thanh khoản của wrapped token là: một token chính có tính thanh khoản lớn do được cung cấp các cặp thanh khoản với các native token (token chuỗi gốc) hoặc stablecoin trên các chuỗi đích khác nhau, cụ thể như GTON/USDC, GTON/BNB, GTON/ETH, GTON/BUSD, GTON/MATIC, GTON/FTM, GTON/SOL .v.v. và các cặp AMM thanh khoản cho các wrapped token X như X/CAKE, X/QUICK, X/UNI, X/SPIRIT, X/SUSHI, X/RAY .v.v. Đây là mục tiêu chính sẽ được giải quyết và cũng là phân phần cốt lõi mà hệ thống phần thưởng LP chuỗi chéo (cross-chain LP reward system) của Graviton cung cấp cho người dùng DeFi.

Explore | Follow | Discuss | Contribute

Tác Giả: Aleksei Pupyshev – Founder of Graviton

Người dịch: Thanh Nguyen#4970

5/5 - (1 bình chọn)

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...