Đại Khủng Hoảng 1929 (phần 2)

Sự hình thành bong bóng (Bong bóng bất động sản Florida thập niên 1920s)

Như nhận định của ngài John Keneth Galbraith (tác giả quyển The Great Crash 1929): “Một thứ mà trong thập niên 1920s phải nhận thấy rõ ngay cả với Tổng thống Coolidge hay với bất kỳ ai lúc bấy giờ: người Mỹ ngoài những đức tính cầu tiến, tham vọng như ông đã ngợi khen, người ta còn bày tỏ một nỗi long mong muốn làm giàu nhanh khổng lồ trong khi nỗ lực bỏ ra lại tối thiểu thông qua các hoạt động đầu cơ chóng vánh”(Đến đây tự nhiên thấy quen quen ).

Và nổi bật nhất là con sốt bất động sản tại Florida.

Suốt những năm 1920s, tại bờ biển Miami và dọc phía bắc có Palm Beach ( nơi có CLB Mar-a-Lago của anh Trump ), tất cả các thành phố và thị trấn vùng vịnh này đều “say” đúng nghĩa đen trong bong bóng bất động sản to như quả núi. Tại đây, bất kể đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn bé gì đều tự xây cho mình cái niềm tin vớ vẩn rằng sớm muộn gì cái bán đảo khổng lồ Florida cũng sẽ được lấp đầy bởi những người du lịch và nhửng kẻ yêu thích mặt trời nắng ấm trong một kỷ nguyên tuyệt vời của Đại Mẽo quốc.

Đất ở đây được phân lô bán nền y hệt Việt Nam hiện tại, đất được chia ra thành nhiều lô nhỏ, bán với mức 10% down payment (tức tỷ lệ vốn chủ/nợ vay là 1:9; Có 1 đồng thì vay 9 đồng chơi BĐS ). Nhiều người nhanh chóng sang tay nhau với những khoản lời 50%, 100% chỉ trong một đêm.

Đến 1925 thì già trẻ lớn bé quốc dân đồng bào nước Mỹ nô nức đổ về Florida để tìm kiếm sự giàu có nhanh chóng (Nghe tưởng Phú Quốc =)) ). Rất nhiều đất đai được phân lô mỗi tuần, những thứ định nghĩa về “bờ biển” được nới lỏng tiêu chuẩn từ 5, lên 10, rồi 15 dặm so với bãi tắm biển (tấu hài ghê gớm).

Khi cơn sốt đầu cơ lan rộng ra phía bắc Florida, nhân vật khét tiếng lịch sử Charles Ponzi đã khởi xướng dự án BĐS nhỏ tên lạ hoắc “Gần Jacksonville”, cách 60 dặm so với Florida, đảm bảo lợi suất 200% trong vòng 2 tháng cho các nhà đầu tư cá nhân ngờ ngệch, dễ lừa. Thậm chí nhiều lô còn đang nằm dưới đáy đầm lầy (LoL).

Bong bóng bất động sản Florida thập niên 1920s
Bong bóng bất động sản Florida thập niên 1920s

Những người nông dân nhanh chóng bán ruộng đất của họ với giá hời trong một thời gian ngắn, và sau đó chính bản thân họ cảm thấy mình vừa làm một chuyện cực kỳ tội lỗi, thương thiên hại lý khi chứng kiến mảnh đất mình vừa bán x2, x3, thậm chí x4 trong vòng 1 tuần. Từ năm 1925 đến 1928, giao dịch thanh toán bù trừ trung bình qua các ngân hàng địa phương ở Florida tang từ 1066-528000$ lên đến 143 triệu$, đủ sức làm các ngân hàng choáng váng xây xẩm mặt mày.

1924-1927, giai đoạn đầu cơ chứng khoán tăng vọt

Giai đoạn này không thể xác định được thị trường chứng khoán của nước Mỹ chính xác bắt đầu bùng nổ từ đâu. Trong nhửng cổ phiếu tăng mạnh thì vẫn có những cổ phiếu tăng hợp lý do lợi nhuận và tăng trưởng tốt, triển vọng tươi sang. 6 thánh cuối năm 1924, giá chứng khoán bắt đầu tăng mạnh và kéo dài đến năm 1927. Giữa năm 1924, Dow Jones 106 điểm, cuối năm tăng 134 và cuối năm 1925 thì vọt lên 181 điểm. Đến mùa hè năm 1927, khi vua xe hơi Henry Ford ra đời mẫu xe Model T lừng danh thì sản lượng công nghiệp Hoa Kỳ tăng mạnh, Dow Jones tiếp tục tăng đỉnh mới 245 điểm vào cuối năm ( Không biết có phải bánh xe lịch sử lặp lại hay không mà Tesla hiện tại có vẻ giống Ford ngày xưa ).

1928, thời khắc “ đỉnh điểm” đã đến

Tuy nhiên, đến năm 1928, có vẻ thời khắc ấy đã đến, khi dòng người đầu cơ lũ lượt bắt đầu xa rời thực tế và rơi vào trạng thái ảo tưởng do thị trường chứng khoán tăng vọt mang lại. Đặc điểm dễ thấy nhất chính là hành vi trên thị trường chứng khoán:

– Tháng 3/1928, Dow Jones đột ngột tăng mạnh, tin tức về thị trường nóng sốt nằm đầy các mặt báo (trend DeFi diễn biến tương tự), nhiều cổ phiếu phát điên tăng 10,15 thậm chí gần 20$ một ngày. Cơn sốt tháng 3 hé lộ một thành phần mới trên thị trường, đó là các trader chuyên nghiệp quy mô vốn lớn ( ở Việt Nam hiểu nôm na là “tay to”)-tiêu biểu là John Raskob-thành viên hội đồng quản trị của General Motors, William Durant-cũng là tay to của GM,7 anh em nhà Fisher, Andrew Cutten- trader chuyên giao dịch hàng hóa khét tiếng từ Sở giao dịch Chicago, ngoài ra còn có cả các tên tuổi được xếp vào dạng huyền thoại như Bernard Baruch (phù thủy đầu tư- một trong số ít những nhà đầu tư nổi tiếng đầu tư vào chính trị, nổi tiếng nhất với thương vụ đầu tư vào Woodrow Wilson, hồi đó mới chỉ là Giáo sư đại học, nhưng sau này trở thành tổng thống Mỹ. Nhờ Wilson mà Baruch trở thành người tổ chức toàn bộ nền kinh tế Mỹ phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất), Jesse Livermore( thần thoại cổ phiếu), J.P.Morgan (Một trong tứ đại tài phiệt-Vua ngân hàng).

– Tháng 6/1928, thị trường điều chỉnh mạnh nhưng không đủ để các con bạc phố Wall sợ hãi. Lúc đó bất cứ tiếng nói nào lên tiếng về cái chết của market đều bị xem là đồ mất trí. Tư duy này còn ảnh hưởng đến cả Mr. Andew Mellon– trưởng ngân khố Hoa kỳ, ông này trấn an dư luận như sau :”Chẳng có gì chúng ta phải lo cả, sự thịnh vượng sẽ kèo dài tiếp tục một thời gian nữa”. Trong cả năm 1928, Dow Industrial Average tiếp tục tăng mạnh từ 86 điểm lên 331 ( tương ứng mức tăng kinh ngạc 33% CAGR- Tốc độ tăng trưởng hằng năm kép ). Các cổ phiếu thi nhau tăng như lên đồng: Radio Corpration of America tăng từ 85 lên 420 (x5) dù chưa chia 1 xu cổ tức nào cho cổ đông, Du Pont tăng 310 lên 525, Wright Aeronautic từ 69 lên 289. Khối lượng chuyển nhượng năm 1928 lên 920 triệu cổ, gấp đôi 1927 và gấp 5 lần vài năm trước. Tuy nhiên, đến lúc này một vấn đề lớn hơn tất cả đang trồi lên mặt nước: đó chính là dư nợ vayMargin đang tăng phi mã.

1928, nạn đầu cơ margin tăng với tốc độ tên lửa

Như đã được ghi chép lại, ở một thời điểm nào đó trong cơn sốt bull market, người ta không còn quan tâm đến những cái gọi là cổ tức, cổ phần hay quyền sở hữu gì nữa, những thứ đó thật hàn lâm và lý thuyết. Điều quan trọng nhất bây giờ là hôm sau, tuần sau giá cổ phiếu phải tăng mạnh và ta phải giàu nhanh chóng.


Còn tiếp…

Đọc phần 1

Trả lời