Đại Khủng Hoảng 1929 (phần 1)

Đại khủng hoảng 1929, chỉ cái tên thôi đã làm khiếp sợ biết bao người được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn này.

Giai đoạn cực kỳ khắc nghiệt của nền kinh tế, mua đâu thua đấy, lỗ lả triền miên, giai đoạn mà dao rơi không ai đỡ được trên thị trường tài chính… Một giai đoạn khủng khiếp đến nỗi làm ám ảnh gần như suốt cuộc đời của những người đã trải nghiệm nó lúc bấy giờ…

Ngay cả bậc Chí tôn của giới đầu tư – ngài Benjamin Graham – ông tổ của giới đầu tư giá trị và bản thân cũng là một nhà đầu tư giá trị xuất sắc với lập luận và tư duy logic cực kỳ sắc bén kèm tâm lý chắc như bàn thạch – cũng phải phá sản, vỡ quỹ do chính ông sang lập do mua vào những cổ phiếu mà ông cho là giá hời ( sai thời điểm ) vào năm 1930, khi Dow Jones tiếp tục bị thổi bay -80% hai năm sau đó, việc này làm ông ám ảnh đến mức theo lời kể trong tự truyện của ngài Warren Buffett là từ đó về sau, kể cả khi ông viết lên thánh kinh của giới đầu tư – Security Analysis, 1934 huyền thoại, ngài Graham không bao giờ khuyến nghị 100% tập trung vào danh mục cổ phiếu nữa mà phải có sự đa dạng hóa giữa cổ phiếu và trái phiếu.

Ngoài ra do luôn cẩn trọng bởi nổi sợ sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự 20 năm tiếp theo lớn đến nỗi khi thành lập quỹ đầu tư mới ngài Graham quyết nói không với vay nợ và Margin – cẩn thận đến nỗi Warren Buffett trẻ tuổi không hiểu sao thầy mình lại nhát như chuột khi nói đến nợ vay và Margin. =))

Đến đây, có lẽ mọi người cho rằng đợt suy thoái hiện nay là do dịch Covid-19 xúc tác gây ra hiện tượng tương tự 1929. Tuy nhiên tâm lý, hành vi và sự tham lam/sợ hãi của các thành phần trên thị trường đều giống nhau trong mọi đợt bong bóng tiêu biểu, từ chứng khoán, BĐS, Crypto… tất cả những thứ trên giải thích tại sao 4 từ “This time it’s different”-Lần này sẽ khác là 4 từ đắt giá nhất trong đầu tư. Mỗi đợt suy thoái đều có chuỗi thời gian, định giá, tác nhân và phân khúc đổ vỡ khác nhau hoàn toàn. Do đó Đại khủng hoảng 1929 là một bài học lịch sử quý giá cho tất cả những ai đang hoạt động trên thị trường tài chính ( bất kể là cổ phiếu, trái phiếu, bđs, crypto….), dạy chúng ta cách đám đông trên thị trường hành xử ra sao và sau khi cuộc đổ vỡ xảy ra, từ đó nhìn lại mình và sữa chửa, bổ khuyết những khuyết điểm của bản thân trong đầu tư, đồng thời học cách những nhà đầu tư thông minh hành xử giữa khủng hoảng, chớp lấy cơ hội mà ít người nhận ra giữa cơn bấn loạn xung quanh…

Còn tiếp…

Trả lời