Đại Khủng Hoảng 1929 – Phần 5 (phần cuối)

II. CÚ SỤP ĐỔ VĨ ĐẠI- THE GREAT CRASH

Đám đông ít khi nhận ra rằng thị trường chứng khoán thực ra chính là chiếc gương của nền kinh tế (mặc dù trong đợt covid vừa qua thị trường chứng khoán đã đứt mạch liên hệ với nền kinh tế, tuy nhiên trong dài hạn thị trường chứng khoán sẽ trở lại trạng thái cái cân đo lường giá trị cho tất cả một cách lạnh lùng), tức là nền kinh tế sẽ dần dần được phản ánh lại vào thị trường chứng khoán mà hiếm khi theo chiều ngược lại, nền kinh tế Mỹ sau một thời gian tăng trưởng phi lý trí cuối cùng cũng phải đối mặt với hiện thực tàn khốc:

  • Những khó khăn đầu tiên lộ diện

Tháng 06/1929, chỉ số công nghiệp và sản xuất tại các công xưởng đạt đỉnh và điều chỉnh mạnh. Chỉ số công nghiệp của Federal Reserve cho thấy mức giảm từ 126 xuống 117. Sản xuất thép giảm, hàng hóa lưu thông giảm. Ngành xây dựng nhà ở (home building)- một trong những chỉ báo quan trọng của nền kinh tế, đã giảm nhiều năm liên tiếp và cắm đầu trong năm 1929.

Khi Dow Jones có nguy cơ đảo chiều, nhiều người ở phố Wall bắt đầu hiểu rằng thu nhập, việc làm, sự thịnh vượng của nước Mỹ sắp trôi theo dòng nước lũ nếu thị trường giảm mạnh.

Ngày 20/09/1929, tại Vương quốc Anh, Cục Tiện ích Massachusetts từ chối việc cấp phép cho hang Boston Edison được chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:4 vì Cục cho rằng giá cổ phiếu đã bị các nhà đầu cơ ngoài kia đẩy lên một mức không ai, dựa trên nền tảng lợi nhuận có thể thấy hợp lý để mua nó.

Ngày 15/10/1929, Charles E.Mitchell – chủ tịch National City Bank (một trong những người kiếm lợi nhiều nhất và hỗ trợ bull market nhiệt tình nhất) đã phát biểu ở Đức rằng thị trường đang có sức khỏe rất tốt và giá trị thực của cổ phiếu sẽ sớm phản ánh thôi. Hơn nữa Mitchell cho rằng người ta quá chú ý đến dư nợ vay Margin mà quên đi không có gì có thể ngăn cản sự thịnh vượng vô tận lúc này.

  • Chuỗi ngày đen tối

Ngày 19//10/1929 có thể nóilà ngày đầu tiên trong các chuỗi ngày đen tối suốt tháng 10 và quý 4 năm đó, nó tệ hại đến mức sau này các nhà đầu cơ thường truyền miệng câu châm ngôn nổi tiếng của nhà văn Mark Twain:”Tháng 10 là tháng nguy hiểm nhất để đầu cơ cổ phiếu, những tháng còn lại là tháng 1,2,3,4,5,6,7,8,9,11,12.”

Cuối ngày này, chỉ số Dow giảm 12 điểm, Bluechips (được hiểu là cổ phiếu ổn định cao, rủi ro thấp, ví dụ như Apple, Facebook….) bị bán tháo như xả lũ, các cái tên ưa thích của giới đầu cơ như US Steel, General Electric, Montomery Ward đã bổ nhào theo đúng nghĩa đen xuống sau nhiều năm duy trì ở mức giá cao chót vót. Tuy nhiên, cả báo chí và phố Wall ngây thơ cho rằng đây là phản ứng thái quá và vài ngày tới thôi sẽ có lực mua hỗ trợ có tổ chức (organized support- ở Việt Nam nói nôm na là tay to mua đỡ giá) xuất hiện.

Chưa bao giờ cụm từ lực mua hỗ trợ có tổ chức lại mang dáng vẻ ma thuật hơn lúc này. Từ này có nghĩa là những người có quyền lực và tài sản lớn sẽ giữ cho giá cổ phiếu ở mức hợp lý và không giảm quá sâu.Một số cá nhân thì cho rằng những tay to như Cutten, Durant hay Raskob sẽ là người mua; số khác thì cho rằng những chủ ngân hàng như Mitchell-ông này từng làm vậy trong quá khứ, một số khác thì nghĩ đến các quỹ đầu tư vì quỹ đầu tư nắm giữ danh mục cổ phiếu rất lớn, họ không thể để cho giá cổ phiếu giảm quá sâu được, cộng thêm rất nhiều người muốn tránh một cuộc giảm giá sock nên đợt giảm giá sẽ được ngăn cản (tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm, chính danh mục từ 90%-95% cổ phiếu mà không có tiền mặt hay trái phiếu chính phủ Mỹ đã khiến các quỹ đầu tư không còn nguồn lực nào để mua vào khi giá giảm mạnh trong các đợt khủng hoảng do họ lạc quan thái quá sai thời điểm)

Ngày 23/10/1929, hy vọng bị dập tắt trên thị trường, Dow Jones lao thẳng đứng từ 415 xuống 384 điểm. Các cổ phiếu công nghiệp ô tô bị bán tháo hết đáy này đến đáy khác y hệt như lúc đám đông mua chúng với gia hết đỉnh này đến đỉnh khác. Một lượng lớn margin calls (cháy tài khoản) xảy ra khắp nước Mỹ. Từ 1921 người ta chưa có cơ hội được nhìn một thị trường giảm giá nghiêm trọng như vậy nên kinh nghiệm về một đợt khủng hoảng hay giảm giá mạnh vô cùng hạn chế với các thành phần mới tham gia thị trường. Rất nhiều cá nhân non kinh nghiệm lần đầu được học một bài học vô cùng cay đắng: họ có thể bị phá sản một cách vĩnh viễn mà thậm chí còn không biết nguyên nhân tại sao.

Đến ngày 24/10/1929, cơn hoảng loạn thực sự mới xảy ra. Các cổ phiếu bán mà không hề có ai dám đặt mua (no bidder). Sàn hàng hóa và OTC Chicago, Buffalo Exchange đóng cửa khẩn cấp. Cuối tuần đó hàng loạt các chủ tịch ngân hàng lên tiếng trên báo chí trấn an dư luận, nhấn mạnh về nền tảng cơ bản của doanh nghiệp-thứ mà trước đó họ còn không them đọc báo cáo và gợi ý với công chúng rằng việc mua cổ phiếu lúc này mới thật sự là người khôn ngoan và cẩn trọng.

Ấy thế mà đến thứ hai tuần sau, ngày 28/10/1929 khối lượng cổ phiếu bán ra đạt đỉnh cao mới, hàng loạt bluechips bay từ 30$-40$ trong một ngày với khối lượng khủng khiếp.

Mọi người đến lúc này vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Tuần đầu tiên, thị trường đã làm thịt những kẻ ngây thơ chưa hiểu chuyện nhưng đến tuần thứ hai, các nhà đầu cơ chuyên nghiệp và các chủ doanh nghiệp cũng gia nhập hội nạn nhân bất đắc dĩ của làn song bán tháo không biết điểm dừng. Từ 23/10 đến 31/10/1929, do giá cổ phiếu giảm mạnh, nhiều tài khoản margin đã bị đóng và dư nợ cho vay giảm 1 tỷ $. Các ngân hàng nhỏ và doanh nghiệp địa phương bắt đầu bị ảnh hưởng từ New York, nguồn vón của họ bắt đầu bị ngừng cấp và siết chặt hơn bởi các ngân hàng lớn.

Thứ ba ngày 05/11/1929, thị trường đón nhận các tin tức cơ bản xấu hơn rất nhiều: sản lượng thép giảm mạnh so với tháng trước, lượng tiêu thụ xe hơi giảm mạnh so với cùng kỳ, sau đó xu hướng giảm mạnh này lan sang cả thị trường hàng hóa, lúa mì, kim loại….Hàng loạt công ty công nghiệp lớn giảm 20%-30% chỉ trong 1 ngày như US Steel, Auburn Automobile, Otis Elevator. Dow Jones giảm tiếp 37 điểm. Nhiều người phải cay đắng thốt lên bao giờ cơn ác mộng này mới chấm dứt?

  • Làn sóng tự tử xuất hiện, lộ diện những kẻ “không mặc quần”

Sau chuỗi ngày tháng 10 đen tối, báo chí bắt đầu đang tin nhiều hơn về việc tự tử của các nhà giao dịch và môi giới ở phố Wall dù người ta hay đồn thổi thói quen nhảy từ cao ốc xuống của nhóm này, nhưng thực tế lại không như vậy vì có rất nhiều cách để tự tử.

Một nhà môi giới nhảy xuống sông nhưng khi chạm mặt nước thì anh ta đổi ý kêu cứu và được vớt lên sau đó. Chủ tịch Rochester Gas & Electric thì tự hít khí gas mà chết. Một kẻ khác từ tự châm xăng thiêu sống bản thân và người vợ xấu số chỉ để giải thoát mình khỏi số nợ vay margin khổng lồ. J.J.Riordan, trưởng ngân khố của thị trưởng Walker, ngày 08/11/1929 đã đi đến ngân hàng, rút súng và tự bắn vỡ sọ mình trước sự kinh hoàng của hàng chục người. Ivar Kreuger-một trong những kẻ phát hành cổ phiếu cho công ty đầu tư nổi tiếng trong bong bóng 1929 cũng đã đưa sung vào mồm và bóp cò tại căn hộ riêng ở Paris vào tháng 3/1932.

Cú sụp đổ còn làm lộ ra việc nhiều cá nhân dùng quỹ công ty để biển thủ đem đi đánh chứng khoán, một trong số đó là ngân hàng Union Industrial Bank of Flint, nơi mà một số nhóm thành viên ban điều hành rút ra 3 triệu $ tiền cảu khách hàng để mua cổ phiếu đúng 1 tháng trước cú sụp đổ. Từ đó đến mùa thu 1930, nhiều cá nhân, công ty nhỏ khác được kiểm toán và làm lộ ra các khoản quỹ đen mà họ muốn kiếm tiền nhanh từ thị trường nhưng bị lún sâu quá mức đến nỗi không thể quay lại được nữa (tương tự tại Việt Nam là tình trạng các cá nhân rút ruột tiền của công ty, tổ chức đem đầu cơ chứng khoán, crypto và thua sạch).

Người thua thì tự tử nhưng người thắng cũng không khá khẩm gì hơn. Jessier Livermor – Con gấu của phố Wall – người thắng lớn nhất trong cuộc đại khủng hoảng vì đã short 1 cú để đời đem lại 100 triệu $ lợi nhuận cũng đang đau đầu và sợ hãi vì bị hàng chục cuộc gọi dọa giết mỗi ngày của đám đông cuồng loạn ngoài kia- những người mất đi tất cả đang đổ hết lỗi cho Livermore vì ông bán khống nên thị trường mới sập – LoL

  • Cú bull trap 1930-1932.

Vào tháng 01;02 và 03/1930, Dow Jones Industrial Average hồi phục đáng kể từ dưới 200 lên gần 300 điểm, mọi người tin rằng cơn bĩ cực chắc chắn đã trôi qua.

Cùng với làn sóng lạc quan từ phố Wall, tổng thống Herbert Hoover nói rằng tình tạng thất nghiệp sẽ được giải quyết trong tối đa là 60 ngày. Đến tháng 5/1930, ông tiếp tục thuyết phục mọi người:”Chúng ta đả vượt qua giai đoạn khó khăn và với những nỗ lực hồi phục, nền kinh tế sẽ được vực dậy và doanh nghiệp sẽ hoàn toàn bình thường trở lại vào cuối mùa thu 1930”.

Sau bài phát biểu của tổng thống, Dow Jones sau đó giảm tiếp từ tuần qua tuần, tháng qua tháng và năm qua năm một cách nhất quán đến mức không ai có thể tin được. Tháng 7/1932, Dow Jones còn 41 điểm-bay 85% giá trị so với mốc 300 điểm mà lúc ngài tổng thống phát biểu. Standard Oil of New Jersey, vốn được mọi người tin rằng được nhà Rockefekkers lừng danh đỡ giá ở mức 50$ thì tiếp tục cắm đầu xuống còn dưới 20$. US Steel từ đỉnh 200$ thì hiện tại còn 22$. General Motors còn 8$ so với lúc đỉnh 73$. Anaconda & Alcoa bay 90% giá trị từ đỉnh, còn giá kim loại quý thì giảm xuống mức thấp đến mỗi mà sự biến động của nó không còn ý nghĩa gì nữa.

Tuy nhiên khi nhìn nhận khách quan thì giá trị thực của các doanh nghiệp thiết yếu và làm ăn thật vẫn được giữ vững. Các quỹ đầu tư/công ty đầu tư thì tồi tệ chưa từng thấy. Blue Ridge và Shnendoah của Goldman Sachs chỉ còn lần lượt 63 cents và 50 cents so với đỉnh cao 100$/cổ phiếu hai năm trước đó (lần lượt chia 158 lần và 200 lần từ đỉnh). United Founders & American Founders Group chỉ còn 50 cent so với mốc 70$ và 117$ vào tháng 09/1929. Nỗi sợ giai đoạn cuối năm 1929 rằng cổ phiếu của thứ trò chơi bơm thổi trên sẽ sớm trở thành giấy lộn đã trở thành hiện thực.

Lúc bấy giờ, không còn một ai dám nói rằng các doanh nghiệp rất bền vững, cơ bản tốt, vững mạnh hay bất cứ thứ gì tương tự nữa.

Đến đây, mọi người có lẽ sẽ tò mò rằng Dow Jones sau đó ra sao ? Sau đại khủng hoảng, rất nhiều cổ phiếu đã tăng gấp hai, gấp ba, thậm chí gấp mười từ đáy của sự bi quan năm 1932 nhưng vẫn còn rất xa mới trở về đỉnh cao năm 1929. Đến năm 1938, Dow Jones tiếp tục ăn cú vả từ thị trường Bear Market và giảm mạnh 50% từ đỉnh 180 điểm xuống còn 90 điểm. Sau đó đến thập niên 1940s, nước Mỹ đối mặt với thế chiến 2 và Dow Jone gần như đi ngang nhiều năm. Mãi đến tháng 01/1955 tức là 25 năm sau đại khủng hoảng, Dow Jones mới quay lại đỉnh cũ 400 điểm năm 1929.

Those who cannot remember the past, ward condemned to repeat it.Những kẻ mà không nhớ đến lịch sử, thì ắt sẽ sặp lại nó.

Lời cảnh báo sâu sắc và vô chùng chí lí của triết gia Geogre Santayana là một châm ngôn cực kỳ ấn tượng dành cho những kẻ đang bước đi trên con đường tài chính, khi càng trẻ tuổi, ta càng ít chú ý đến những bài học đau đớn trong quá khứ, những bài học muôn đời…Khi ta càng thành công nhanh chóng, ta lại càng ít chú ý đến những quy luật thăng trầm tất yếu của tâm lý con người, xã hội- những thứ đã xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ.

Dù quá khứ không bao giờ lặp lại như một cỗ máy, nhưng nó vẫn có những quy luật nhất định, đặc biệt khi xuất hiện lòng tham và nỗi sợ cố hửu của loài người- tựa như châm ngôn cực kỳ thông thái của Mark Twain: Lịch sử thì ít bao giờ lặp lại chính xác, nhưng dường như nó vẫn vần vần giống nhau.

“Nếu cái gì đó trông có vẻ là bong bóng thì nó chính là bong bóng” – Harry.Dent

Năm dấu hiệu nhận biết thị trường Bong Bóng chứng khoán – chỉ có giá trị tham khảo với thị trường Crypto:

  1. Chỉ số giá cao nhất lịch sử
  2. PE thị trường cao nhất lịch sử
  3. Cổ tức thấp hơn lợi suất trái phiếu
  4. Qúa nhiều thương vụ IPO và phát hành cổ phiếu chất lượng thấp
  5. Đầu cơ rủi ro bằng margin ở khắp nơi

Nguồn: Tổng hợp.

Đọc lại phần 1phần 2phần 3phần 4.

3.5/5 - (4 bình chọn)

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...