Đại Khủng Hoảng 1929 (phần 3)

Như đã được ghi chép lại, ở một thời điểm nào đó trong cơn sốt bull market, người ta không còn quan tâm đến những cái gọi là cổ tức, cổ phần hay quyền sở hữu gì nữa, những thứ đó thật hàn lâm và lý thuyết. Điều quan trọng nhất bây giờ là hôm sau, tuần sau giá cổ phiếu phải tăng mạnh và ta phải giàu nhanh chóng.

  • 1928, nạn đầu cơ margin tăng với tốc độ tên lửa.

Cơ chế cho vay margin là sản phẩm thiên tài của chủ nghĩa tư bản, một nhu cầu hiện hữu không thể tồn tại lâu nếu không có người cung cấp. Hệ thống margin do phố Wall tạo ra cho các nhà đầu tư chỉ chăm chăm muốn tăng giá mà không muốn có gánh nặng của quyền sở hữu, và margin chính là một thứ dịch vụ chính xác, hiệu quả và “đẹp đẽ” đến hoàn hảo để thỏa mãn nhu cầu trên.

Các ngân hàng cấp vốn cho các đơn vị mội giới, các đơn vị môi giới cho vay lại các khách hàng của mình và khoản cổ phiếu thế chấp quay ngược trở lại ngân hàng. Margin được kiểm soát chắc chắn, khi rơi vào vùng nguy hiểm nhà đầu cơ buộc phải nộp thêm tiền để giữ vững tỷ lệ nếu anh ta không muốn bị bán tháo (Forces Sell). Có thể nói đây là kênh cho vay lợi nhuận cực kỳ cao và rất an toàn cho ngân hàng cùng các đơn vị môi giới.

Tuy nhiên, phố Wall chưa bao giờ dám thể hiện niềm hãnh diện vào sự sắp xếp này, bởi vì nó chỉ hoàn mỹ khi phục vụ đúng mục đích ban đầu đầy thực dụng chính là hỗ trợ, thúc đẩy tối đa thói quen đầu cơ/đánh bạc của đám đông. Vã vĩnh viễn phố Wall sẽ không bao giờ thú nhận mục đích này vì hàng vạn người ngoài kia sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ Margin.

Đầu cơ bằng Margin thường được bảo vệ công khai và khuyến khích để giao dịch nhiều hơn, tăng thanh khoản và làm thị trường trở nên hiệu quả. Đây có thể nói là thứ lý lẽ cùn và giả tạo nhất mà phố Wall có thể nghĩ ra, nó tệ hại đến nỗi ngài John Keneth Galbraith phải lên tiếng chỉ trích gay gắt: “Ở khía cạnh này, phố Wall giống như một cô gái quyến rũ mặc quần bò sát, đồ lót rực rỡ, song tự nhận mình mặc bộ trang phục khiêu dâm trên để giúp bữa ăn được ngon miệng hơn thay vì hoàn thành nhiệm vụ của một cô gái điếm”

Một người dù ít hiểu biết về thị trường tài chính đến đâu cũng có thể hiểu được dư nợ cho vay margin của các đơn vị môi giới là một chỉ báo tốt nhất cho việc đầu cơ ngắn hạn, nhờ chỉ bảo này mà ta có thể thấy phong trào đầu cơ bằng margin tăng chóng mặt trong năm 2018. Đầu năm 1926 chỉ có khoảng 2.5 tỷ $ dư nợ trên thị trường, đến năm 1927 dư nợ tăng thêm 1 tỷ $ sau đó đạt 6 tỷ $ vào cuối 1928. Chưa bao giờ thị trường chứng kiến dư nợ Margin cao khủng khiếp như vậy.

Mọi người tranh nhau mua cổ phiếu bằng Margin-nhằm muốn tăng giá mà không phải tốn thời gian/chi phí lưu ký khi nắm giữ dài hạn. Đầu năm 1928 lãi suất dao động quanh mức 5% trong khi đó lãi vay margin lên đến 12% tạo ra lợi nhuận khủng cho ngân hàng và các đơn vị môi giới.

  • 1928, sự bất lực của Fed (vâng, quý vị không đọc nhầm đâu, Fed bó tay ca này).

Một số kẻ tay to và nắm quyền điều khiển xã hội muốn bong bóng tiếp diễn vì họ đang kiếm bộn tiền từ nó và nếu nó vỡ thì chính họ sẽ kéo ra cầu cổng Vàng nhảy cầu cả đám. Một số khác thì bắt đầu mơ hồ nhận ra sự đầu cơ điên cuồng của đám đông ngoài kia cần phải được ngăn chặn. Song, câu hỏi khó nhất vào lúc này là “Ai sẽ là người giải quyết mớ hỗn độn này”?

Trong khoảnh khắc ấy, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) lẽ ra phải chịu trách nhiệm về việc thiếu cảnh giác và thiếu hành động cần thiết. Hai biện pháp cũ kỹ của họ là Nghiệp vụ thị trường mở-open market operationvà Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn– Rediscount rate(Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó ngân hàng trung ương áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại) gần như là vô dụng trong lúc này.

Đầu năm 1928, Fed nắm giữ 617 triệu $ chứng khoán trên bảng cân đối kế toán, họ đã bán ròng suốt năm 1928 còn 228 triệu $ để giảm cung tiền ngoài thị trường. Song nếu tất cả số chứng khoán trên được bán ra sạch sẽ thì hiệu quả sẽ rất tốt, tuy nhiên các đầu sỏ của Fed ngồi họp lại và quyết định không bán hết số chứng khoán trên vì sẽ làm Fed chịu rủi ro mất đi tài sản sinh lợi nhuận.

Với biện pháp điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn (rediscount rate), vào tháng 01/1929, lãi suất tái chiết khấu tại New York Federal Bank là 5% trong khi ngoài kia các Brokens cho vay Margin với lãi vay dao động từ 6%-12%. Chỉ có một biện pháp tăng mạnh lãi suất mới đủ khiến các đơn vị môi giới ngừng vay và cho vay lại, còn đối với nhà đầu tư thì gần như không ảnh hưởng. Ví dụ một người mua cổ phiếu với lãi vay 10%/năm gần như xem con số lãi vay kia là đồ vứt đi bởi vì anh ấy đang kiếm được lợi nhuận 400%-500% trên phần vốn của mình vào giai đoạn này, việc tăng lại suất chỉ ảnh hưởng đến người nông dân, chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng mà thôi.

Trên thực tế, FED hoàn toàn có thể kiến nghị lên quốc hội tạm ngưng giao dịch Margin hoặc tăng tỷ lệ vốn chủ bắt buộc lên mức trên 75%. Một cú tăng sốc tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu từ 45% lên 75% sẽ khiến vô số các nhà đầu cơ nhỏ và lớn hãi hung bán cổ phiếu ra và ngừng sự điên rồ lại, khi đó đợt bong bóng có lẽ đã chấm dứt, tuy nhiên việc này không xảy ra và hậu quả của nó đã nghiêm trọng đến mức được lưu hẳn 1 chương trong lịch sử kinh tế hiện đại.

Còn tiếp…

Đọc lại phần 1phần 2.

3/5 - (1 bình chọn)

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...