The Parallel – Metaverse “made in Vietnam” liệu có hứa hẹn như lời đồn?

by Mì Gói
0 comment 2331 views

The Parallel là một dự án do đội ngũ Việt Nam phát triển. Nơi vũ trụ ảo Metaverse được tạo ra với hệ thống trò chơi đa dạng và phong phú, mô phỏng thế giới thực bên ngoài. Bên cạnh đó, The Parallel sẽ mang cả thế giới lại với nhau để tạo ra một trải nghiệm GameFi vô cùng độc đáo và hoàn chỉnh cho người chơi.

Đối tác chiến lược của The Parallel là Box Studio, một agency quảng cáo về game nên khâu quảng bá của The Parallel được đầu tư cực kỳ bài bản. Từ việc chọn các đối tác truyền thông để hợp tác, tới những chiến dịch sáng tạo trên đa kênh: mạng xã hội, báo chí lẫn việc book quảng cáo OOH ở địa điểm cực kỳ đắt giá là Vincom Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) cho thấy độ “chịu chơi” của dự án này.

Câu hỏi được đặt ra là: Sau tất cả những màn quảng cáo hoành tráng đó, The Parallel liệu có là một dự án đáng để chờ đợi khi tiên phong trở thành Metaverse đầu tiên của Việt Nam, cạnh tranh cùng những cái tên “sừng sỏ” và có khoảng thời gian dài để phát triển trước đó như The Sandbox hay Decentraland?

 

METAVERSE là gì ?

Theo cách nói của Facebook, Metaverse là một “môi trường ảo, nơi bạn có thể hiện diện với mọi người trong không gian kỹ thuật số”. Đặc điểm của nó là không gian mở, phổ biến và ở một chiều không gian 3D. Cá nhân mình định nghĩa nó là “vũ trụ kỹ thuật số song song nơi mà cung cấp trải nghiệm cho người dùng. Các vũ trụ kỹ thuật số này có thể truy cập thông qua tai nghe thực tế ảo, máy tính, điện thoại thông minh và thậm chí cả bảng điều khiển trò chơi điện tử”.
Từ trước đến nay giá trị của Internet đối với nền kinh tế thế giới là không thể đong đếm. Các công ty có nguồn gốc từ Internet như FANG— Facebook, Amazon, Netflix và Google – là một trong những công ty lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty và nhà đầu tư đang tranh giành nhau để được chỗ đứng trong hệ sinh thái kỹ thuật số mới nổi Metaverse. Các chuyên gia phân tích rằng giai đoạn có thể giống như những ngày đầu tiên của thời đại Internet.

Một số công ty nổi bật đã bắt tay vào quá trình xây dựng thế giới Metaverse.

● Facebook: Mua lại Oculus từ năm 2012. Công ty nghiên cứu để mang VR (thực tế ảo) cho tất cả mọi người. Sau này được nâng cấp thành Facebook Reality Labs chuyên nghiên cứu về Thực tế ảo (Virtual Reality), Tương tác thực tế (Augmented Reality) và Hệ thống phản hồi rung (Haptic Feedback) và sản phẩm đầu tiên là Horizon Workrooms.

● Microsoft: Tại hội nghị Ignite 2021, Microsoft đã công bố một sản phẩm mới có tên là Mesh for Teams, cho phép người sử dụng tạo hình đại diện và điều hướng môi trường làm việc ảo. Nó kết hợp không gian đa chiều với các công cụ giao tiếp hiện có như cuộc họp ảo, các cuộc trò chuyện và chia sẻ tài liệu. Phần mềm này, có thể được sử dụng với điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc thiết bị thực tế ảo.

● Apple: Có thể là một đối thủ đáng ngạc nhiên trong cuộc đua hướng tới metaverse. Công ty hiện đang nghiên cứu thiết bị VR tiên tiến có thể cách mạng hóa trải nghiệm metaverse.
Vì vậy không thể phủ nhận rằng, Metaverse hiện tại không phải là một xu hướng nhất thời mà nó sẽ trở thành một cuộc cách mạng mới trong tương lai, nơi mọi thành phần trong cuộc sống được đưa vào trong thế giới ảo và con người sẽ trở thành một thực thể ở trong đó.

TỔNG QUAN VỀ THE PARALLEL

Tại sao phải tham gia vào The Parallel ?

Theo Whitepaper của dự án The Parallel, dự án xây dựng một cộng đồng đa dạng và hỗ trợ cho hầu hết mọi thành phần như: Investors, Partners, Traders, Farmers, Players, Creators, Game Developer, Entertaining Companies, để cùng nhau đưa The Parallel tiến xa hơn nữa trong tương lai.

=> Giải quyết được lợi ích của tất cả các bên trong The Parallel là một ý tưởng tạo sự sáng tạo, tuy nhiên điều kiện khá khó so với tình hình hiện nay khi đây là cuộc chơi Zero Sum.

Những đối thủ khác ?

· Minecraft, tựa game “đào và chế” của Markus Persson và Mojang đã hơn 10 năm tuổi, nhưng khác hẳn với những tựa game cùng lứa cùng thời, nó hoàn toàn không có dấu hiệu thoái trào

Lượng người chơi qua các năm của Minecraft

Minecraft mở ra một thế giới mở, cho phép người chơi xây dựng và sáng tạo theo ý thích của mình. Bên cạnh đó phần đồ hoạ cũng là sự thành công của Minecraft khi nó gắn liền với tuổi thơ của nhiều người là trò Lego. Tầm quan trọng của cộng đồng cũng là yếu tố sống còn với Minecraft. Mức độ phổ biến của Minecraft trên các nền tảng trực tuyến luôn ở nhóm dẫn đầu.

· Decentraland (MANA) là một tựa game thực tế ảo phi tập trung được xây dựng trên Blockchain Ethereum được xem như là một trong những dự án lâu đời của Crypto

· Sandbox (SAND) là nền tảng thực tế ảo phi tập trung (Metaverse) được phát triển trên nền tảng Ethereum. Sandbox cho phép người chơi tạo ra các tài sản số (NFTs), đồng thời trải nghiệm và kiếm tiền từ nội dung của mình tạo ra.

Vào năm 2021, Lượng người dùng của Sandbox đã tăng gấp 5 lần, đạt 500.000 wallet. Sandbox cũng có hơn 30.000 người dùng hoạt động hàng tháng, khoảng một nửa trong số họ dành hơn một giờ mỗi ngày trên metaverse

=> Nhìn vào số liệu về user của 3 dự án trên, chúng ta thấy được đây là những dự án rất lớn ở thời điểm hiện tại, đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường truyền thống cũng như blockchain. Vì vậy đây sẽ là một thách thức rất lớn cho The Parallel trong việc tiếp cận những người sử dụng từ crypto đến non-crypto.

Chi phí khi tham gia ?

Người tham gia vào The Parallel sẽ được cấp một nhân vật cơ bản và chơi miễn phí. Nhân vật cơ bản không phải NFT và không thể giao dịch. Tuy nhiên, những người chơi hệ “Free to Earn” vẫn có thể kiếm được tiền nhờ cách tham gia tích cực vào hệ sinh thái của The Parallel.

The Parallel khác biệt như thế nào so với những đối thủ khác ?

Để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về dự án The Parallel, Mì Gói làm một bảng so sánh với hai kẻ tiền nhiệm là The Sandbox và Decentraland:

Có thể thấy, The Parallel tuy đi sau, nhưng cũng có những lợi thế khác biệt như:

  • Chạy trên Binance Smart Chain vì chi phí hợp lý và có đông users, được nhiều ứng dụng hỗ trợ
  • NFT copyright dựa trên hệ thống Hydra System (AI system).
  • Không giới hạn không gian phát triển của Developer. Có thể sử dụng những Tools xây dựng tuỳ thích.
  • Tokenomic được chia làm 2 token, làm phong phú thêm nền kinh tế trong The Parallel.
  • Chạy trên cả PC + Mobile

Làm sao để kiếm tiền trên The Parallel?

=> Cách kiếm tiền phong phú đa dạng thông qua việc Play To Earn, Create To Earn, Lease To Earn, Farming, Staking, Trading.. đủ sức thu hút mọi thành phần tham gia và đem về lợi nhuận cho riêng mình.

The Parallel kiếm tiền bằng cách nào?

Doanh thu của The Parallel có được từ:

  • Phí giao dịch trên trên thị trường Paragon NFT
  • Phí đăng ký bản quyền NFT
  • Một phần phí trong hệ hệ sinh thái
  • Phí bán đất và vật tư trong trò chơi.

Ngoài ra, sẽ có một khoản phí khi người chơi muốn chế tạo Paragon NFT và Item.

Holder $PRL được lợi gì?

PRL là mã thông báo chính của The Parallel. PRL Token đóng một phần quan trọng trong nền kinh tế chơi để kiếm tiền bền vững của trò chơi The Parallel.

Giá trị Token : 1/ Để Staking, 2/ Để Farming, 3/ Phí thanh toán và đơn vị thanh toán trên Marketplace, 4/ Là phần thưởng khi tham gia các sự kiện đặc biệt, 5/ Để đúc các Paragon NFT, Land, Item, 6/ Để cung cấp thanh khoản trên các sàn giao dịch.

The Parallel Token
Main Token PRL   In-game Token PS
Name Parallel   Name PowerStone
Symbol PRL   Symbol PS
Network Binance Smart Chain   Network Binance Smart Chain
Total supply 1,000,000,000 PRL   Total supply Unlimited

 

Đốt token
Mã thông báo PRL Thủ công NFT
Mã thông báo PS Mua vật phẩm tiêu hao
Thủ công NFT
Runes Thủ công NFT
NFT không thủ công

=> Vấn đề hầu hết các gamefi gặp phải đó là emission in-game token. Phần lớn nguồn thu nhập của người chơi sẽ đến từ in-game token nhưng hiện tại dự án chưa đưa ra phương hướng giải quyết rõ ràng lắm cho vấn đề này.

Decentralization: The Parallel bắt đầu chuyển đổi thành DAO bằng cách sử dụng $PRL. Với mô hình này những người nắm giữ càng nhiều $PRL khi đặt cọc vào quá trình quản trị sẽ có lợi thế hơn về phiếu bầu khi một quyết định được đưa ra.

The Parallel Token Allocation

=> Nhà phát triển cũng đã lắng nghe ý kiến của partner và tăng thời hạn vesting của các bên lên cho ta thấy được sự cầu thị của The Parallel. Nhìn vào bảng trên có thể thấy được phần dành cho các đối tác cũng như chủ dự án chiếm gần 45% tổng lượng token.

Tuy vậy, phần phân phối token được kéo dài trong hơn 2 năm với lạm phát ở mức tương đối thấp giúp làm giảm áp lực bán, tạo tiền đề cho nền kinh tế vững chắc khi mà một dự án metaverse được dự kiến sẽ mất tới vài năm để đạt tới độ “chín”.

Theo chia sẻ từ team, phiên bản game đầu tiên của The Parallel dự kiến sẽ ra mắt ngay trong quý 1/2022.

Team và Contributors

Member:

  • CEO : Louis Ng – 5 năm kinh nghiệm trong Blockchain và Fintech
  • COO : Bui Ba Hien – là CEO của Box Studio. 10 năm kinh nghiệm trong Marketing và Gaming.
  • Advisor : Hung Dinh – Founder JoomlArt, Designbol, cùng với kinh nghiệm điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm VIC Partners
  • Advisor : Santiago Roel Santos – Advisor của Synthetix, giám đốc Research and Growth tại Elysium.
  • Ambassador : Willyrex – YouTuber và author người Tây Ban Nha. Anh có hai kênh YouTube: Willyrex và TheWillyrex. Đạt hàng chục triệu lượt đăng ký và hàng tỷ lượt xem.

=> Phần lớn đội ngũ core team đều là những người trẻ đầy tâm huyết, trong đó có không ít advisor nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain và fintech. Mặc dù đi sau, nhưng The Parallel cho thấy một tham vọng thực sự lớn khi xây dựng đội ngũ nhân sự hơn 40 người chỉ trong một thời gian ngắn để dồn sức build cho The Parallel.

Backers & Partner:

Một số cái tên nổi bật như: Kyber Network, Signum Capital, OKEx blockdream ventures, RADA v.v…

Metaverse “made in Vietnam” – ngon hay dở?

Trong xu hướng hiện tại của thị trường, Metaverse là một thứ không thể thiếu trong danh mục đầu tư của chúng ta. Với đánh giá nhận định của team, dự án The Parallel sẽ là cú hích mới để đưa tên tuổi của Việt Nam vươn xa ra tầm quốc tế. Đặc biệt với việc gọi vốn thành công 4,3 triệu USD được Kyber Ventures và Signum Capital dẫn đầu cùng với các quỹ đầu tư khác sẽ là động lực cho The Parallel tiến xa hơn nữa.

So với mức định giá ở vòng private, thì tới vòng public sale (IDO), FDV (Fully diluted valuation) của dự án đã được nâng lên đáng kể là 40 triệu USD (tương đương với 0,04 USD/token). Tuy vậy, với initial cap chỉ khoảng 785K USD, đây vẫn là một cơ hội tốt cho những nhà đầu tư vào một dự án được chuẩn bị bài bản. Nhất là khi lượng token từ các nhà đầu tư vòng private, strategic, advisors, team… được lock trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng, tạo cơ hội cho dự án có thời gian phát triển nhiều tính năng và hoạt động cộng đồng mà không gặp áp lực lớn về tình trạng lạm phát token.

The Parallel là một dự án đầy tâm huyết của người Việt, tuy nhiên, trong “cơn sốt” metaverse đang lan rộng trên khắp thế giới, việc cạnh tranh gay gắt là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là với cái bóng quá lớn từ The Sandbox hay Decentraland, có lẽ The Parallel sẽ phải nỗ lực rất lớn để hoàn thiện các trò chơi trong thế giới mở, đồng thời chú trọng nhiều hơn nữa về môi trường kinh tế trong game – vốn dĩ là mảnh ghép quan trọng nhất mà nhiều game hiện tại đang luẩn quẩn đi tìm lời giải.

 

Explore | Telegram | Youtube | Twitter | Discord

Tác giả: Randy Nguyen

Bài Viết Khác

Leave a Comment