Đại Khủng Hoảng 1929 (phần 4)

1927-1929, phong trào lập quỹ đầu tư điên rồ, IPO mọc lên như nấm sau mưa.

Vào thời điểm mà Fed đang đau đầu suy nghĩ về chính sách tiền tệ thì ngoài kia đám đông có một nỗi sợ hãi kỳ lạ lớn hơn-nỗi sợ nước Mỹ sắp cạn cổ phiếu. (LoL)

Một vài cổ phiếu trong giai đoạn này trở nên hấp dẫn đến mức đám đông sợ rằng nó sẽ không còn xuất hiện ngoài thị trường nữa do không còn ai bán ra. Điển hình là chuỗi bán lẻ catalogue rất được ưa thích thời bấy giờ Montomery Ward, cổ phiếu của chuỗi bán lẻ này là 1 cổ phiếu rất được giới đầu cơ ưa thích vì triển vọng mở chuỗi bán lẻ rất tươi sáng, ngoài ra còn có các hãng bán lẻ lớn khác như chuỗi Woolworth, American Stores…. giới đầu cơ còn chú ý đến các chuỗi ngân hàng có nhiều chi nhánh lớn (tình hình giống hệt các cổ phiếu nằm trong rổ VN30 của thị trường Việt Nam năm 2019)

Khối lượng cổ phiếu tăng vọt suốt 1928-1929 do các nhà đầu cơ giao dịch điên cuồng không phải là nguyên nhân duy nhất khiến thị trường tăng chóng mặt mà nguyên nhân khác còn nằm ở chỗ các công ty niêm yết mới bởi vì đây là thời điểm không thể nào tốt hơn để huy động tiền – raising money (đến đây quý vị đã liên tưởng đến trend ICO, IEO, DeFi chưa nhỉ ? ). Các nhà đầu tư sẵn sang rút hầu bao mà không thèm đặt nhiều nghi vấn kèm hàng tá câu hỏi tẻ nhạt như trước. Và hậu quả là môi trường này làm cho những kẻ lừa đảo (scammer) trỗi dậy, chúng lập ra vô vàn công ty chỉ để thu hút sự chú ý của công chúng, phát hành cổ phiếu và moi tiền khỏi hầu bao của đám đông đầu cơ ngoài kia. Ví dụ như cổ phiếu của các công ty radio và hàng không được xem là có triển vọng cực kỳ tươi sáng và nhiều công ty trong các ngành trên ngoài triển vọng thì thì chẳng có gì cả =)))

Khủng hoảng kinh tế 1929

Và thứ cổ phiếu thậm chí còn tồi tệ, tệ hại hơn tất cả những thứ ở trên lại chính là cổ phiếu của những quỹ đầu tư mới thành lập-investment trusts. Những quỹ đầu tư/công ty đầu tư này có thể phát hành lượng cổ phiếu vô hạn cho công chúng để huy động tiền bỏ vào thị trường, tự cổ chí kim khó có ai có thể nghĩ ra một phát minh vĩ đại hơn các investment trusts này chỉ nhằm đáp ứng nỗi sợ “hết cổ phiếu để mua”.

Trước 1921, Hoa Kỳ có chưa đến 10 công ty được thành lập với mục đích đầu tư. Khi thị trường tăng, lượng quỹ đầu tư được thành lập càng ngày càng nhiều, trong vòng 1 năm 1927-thị trường có 160 quỹ thì đến 140 quỹ vừa được thành lập ngay trong năm, tổng vốn huy động IPO lên đến 400 triệu $ và đến năm 1929, con số quỹ đầu tư tăng lên 265 quỹ với số vốn quản lý đạt 8 tỷ $.

Nguyên nhân gì khiến các quỹ đầu tư được đánh giá cao ? Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thao túng giá hay lợi thế huy động vốn ? tất cả đều không phải, ma thuật ở đây chính là tỷ lệ đòn bẩy-Leverage. Một quỹ đầu tư bình thường nếu huy động vốn được 50 triệu $ năm 1929 thì thường sẽ vay thêm trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi tầm 100 triệu $ nữa. Gỉa sử danh mục tài sản tăng 50% đòn bẩy từ cơ cấu vốn đã có thể giúp các cổ đông tăng 150% tài sản của mình (nhờ tỷ lệ vay1:2). Tuy nhiên, sự điên rồ không dừng lại ở đó, nếu quỹ đầu tư trên lại tài trợ cho một quỹ đầu tư khác còn sử dụng đòn bẩy lớn hơn, mức lợi nhuận cho cổ đông công ty tài trợ có thể tăng lên đến 700%-800% so với việc tăng chỉ 50% so với danh mục gốc.

Mức lợi nhuận khủng khiếp đó đã đẩy đám đông vào vòng xoáy tìm kiếm những quỹ đầu tư mới niêm yết và sẵn sàng trả giá trên trời. Nổi bật trong số đó là United Corporation và Alleghany Corporation được tài trợ bởi ngân hảng J.P.Morgan. Ngoài ra, Mr.Chauncey Parker còn lập ra công ty Seaboard Utilities Corporation được IPO với giá 10.32$/cổ phiếu nhưng được đăng ký mua quá mức và đám đông điên cuồng ngoài kia sẵn sàng trả giá lên đến 18.25$/cổ phiếu, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Parker và các investment bankers tư vấn lên sàn (đến đây thì các bạn đã thấy ai có lợi nhất trong cuộc chơi niêm yết IPO, IEO và kể cả DeFi chưa ?)

Tháng 12/1928-chỉ 1 năm trước khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, nhà tư vấn và môi giới khét tiếng Goldman Sachs cũng không thể cưỡng lại miếng bánh thơm ngon hấp dẫn mà gia nhập cuộc chơi bằng cách lập ra Goldman Sachs Trading Corporation, chuyên mảng tự doanh(hiểu nôm na là tự trade luôn) đầu tiên sau nhiều năm chỉ tập trung vào dịch vụ tư vấn, vốn ban đầu chỉ 100 triệu$, 90% được bán ra ngoài cho công chúng. Sau đó chỉ vài tuần, nó tiếp tục hợp tác với các quỹ đầu tư khác, lập ra 2 quỹ đầu tư mới là Shenandoah Corporation và Blue Ridge Corporation với vốn lần lượt là 102 triệu $ và 142 triệu $.

Trong vòng chưa đầy một tháng mà Goldman Sachs với các quỹ mà nó tài trợ đã huy động được hơn 250 triệu $ một cách dễ dàng mà trong khi đó, nó chưa hề có 1 phi vụ đầu tư nào đáng kể. Việc này làm ta không thể nào mà không kinh ngạc trước trí tưởng tượng và sự điên rồ của loài người lại có thể đi xa đến như vậy.

Còn tiếp…

Đọc lại phần 1 và phần 2phần 3.

Đánh giá bài viết này.

Latest stories

- Advertisement - spot_img

You might also like...